Đến Đà Nẵng đi chơi ở đâu?

Rate this post

Đà Nẵng được mệnh danh là “Thành phố đáng sống” không chỉ bởi cuộc sống con
người, những điều bình dị mà còn bởi sự hòa quyện của thiên nhiên núi – sông –
biển. Đến với Đà Nẵng bạn sẽ được trải nghiệm với tất cả những điều đó. Sau đây
là một số địa điểm hấp dẫn khi bạn đến Đà Nẵng.

NGOÀI THÀNH PHỐ

Bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng

Được ví như viên ngọc quý
của Đà Nẵng, bán đảo Sơn Trà đây sở hữu cánh rừng nguyên sinh rộng lớn và nhiều
bãi tắm đẹp như Tiên Sa, Đá Đen, bãi Bụt… Con đường trên bán đảo uốn lượn đi
qua các vị trí có thể ngắm toàn cảnh thành phố từ trên cao như đỉnh Bàn Cờ,
chùa Linh Ứng, nhà Vọng Cảnh, hải đăng Sơn Trà, trạm radar “mắt thần Đông
Dương”.

Đến Đà Nẵng đi chơi o đâu?

Voọc chà vá trên bán đảo Sơn Trà

Đến đây, du khách có thể
tham gia nhiều hoạt động hấp dẫn như lặn biển ngắm san hô, câu cá cùng ngư dân,
chiêm ngưỡng thành phố từ trực thăng, trên đỉnh Bàn Cờ… Đặc biệt, ngôi chùa
Linh Ứng nằm trên đỉnh đồi cũng là điểm bạn không nên bỏ qua. Nơi đây đặt bức
tượng Phật Quan Thế Âm cao nhất Việt Nam, hướng mặt ra biển. Trong lòng tượng gồm
17 tầng, mỗi tầng có bệ thờ 21 tượng Phật với hình dáng, tư thế và vẻ mặt khác
nhau.

Bán đảo cũng là nơi sinh
sống của hàng trăm loài động vật. Trong đó, voọc chà vá chân nâu được mệnh danh
là “nữ hoàng linh trưởng” trên bán đảo Sơn Trà, với quần thể khoảng
300 – 400 con, được bảo tồn nghiêm ngặt. Để phát hiện ra những đàn voọc này,
ngoài việc quan sát màu sắc phát ra từ bộ lông, du khách cần chú ý lắng nghe
khi chúng kêu hoặc nhảy từ cành này sang cành khác.

Lưu ý, du khách cần giữ
gìn cảnh quan thiên nhiên, không cho động vật hoang dã ăn. Các tuyến đường bị cấm
sử dụng xe tay ga gồm: đoạn từ đường Hoàng Sa đi cây đa nghìn năm; nút giao đường
Yết Kiêu đi đỉnh Bàn Cờ – Bãi Bắc; nút giao đường Yết Kiêu đi Suối Ôm và ngược
lại. Đây là ba tuyến chính người dân và du khách thường xuyên lên tham quan bán
đảo Sơn Trà. Xe máy loại tay côn và số được đi lại bình thường.

Ngoài ra, bán đảo Sơn Trà
còn hấp dẫn ở những bãi biển hoang sơ. Nằm ẩn mình trong một eo biển rất đẹp,
Bãi Bụt (Vịnh Bụt) là nơi giao hòa giữa biển cả với núi rừng. Ngoài ra còn có
Bãi Bắc là điểm đến mới phát triển của du lịch Đà Nẵng, nằm trong vịnh biển
phía bắc Sơn Trà. Vùng biển quanh bán đảo có nhiều rạn san hô đẹp, nhưng tình
trạng xả rác và hành vi thiếu ý thức của một số người lặn ngắm san hô như dẫm,
đạp, bẻ… gây hư hại nghiêm trọng.

Suối Tiên, Đà Nẵng

Suối Tiên là một trong những
con suối lớn bắt nguồn từ đỉnh Sơn Trà – một trong những điểm đến đẹp như tiên
cảnh với thác nước trắng xóa, các khối đá nhiều hình thù độc đáo, các loài hoa
rừng bung nở khoe sắc cùng hương thơm ngào ngạt. Đến với suối Tiên, bạn sẽ được
hòa mình và thiên nhiên tuyệt đẹp đầy sắc màu.

Bà Nà Hills, Đà Nẵng

Điểm du lịch này cách Đà
Nẵng khoảng 40 km. Du khách có thể trải nghiệm không khí se lạnh và thời tiết 4
mùa trong ngày khi ghé thăm các điểm tham quan nổi bật như chùa Linh Ứng, Hầm
rượu Debay, vườn hoa Le Jardin D’Amour, Cầu Vàng… Ngủ đêm trên làng Pháp cũng
là một trải nghiệm thú vị cho khách đến Bà Nà.

Cầu Vàng trên Bà nà Hills

Cầu Vàng trên Bà nà Hills. Ảnh: Sun Group

Giếng Trời, Đà Nẵng

Nằm trong khu bảo tồn Bà
Nà – Núi Chúa, Giếng Trời có cảnh vật hoang sơ chính là nguồn cảm hứng đối với
dân phượt, với các loại hình dã ngoại như trekking, leo núi, cắm trại hay tắm
suối.

Xuất phát từ bãi giữ xe của
khu cáp treo Bà Nà, phượt thủ phải chinh phục 7,5 km đường đèo dốc quanh co, vượt
suối băng rừng… Qua được con dốc đầu tiên thì chặng đường còn lại rất dễ đi.
Cũng vì thế mà nơi đây như một chốn biệt lập. Hai dòng suối từ phía tây của khu
rừng Bà Nà hợp lưu tại một hẻm núi rồi đổ xuống.

Tham Khảo Thêm:  Di truyền liên kết là gì? Hiện tượng di truyền liên kết xảy ra khi nào?

Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng

Cách trung tâm Đà Nẵng 8
km, Ngũ Hành Sơn là nơi có nhiều ngôi chùa linh thiêng cùng hệ thống các hang động
tự nhiên. Theo con đường ven biển trải dài hút mắt về phía Hội An, mở ra trước
mắt du khách là “hòn non bộ” khổng lồ mang tên Ngũ Hành Sơn. Với các
tên gọi được đặt theo thuyết ngũ hành gồm Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn
và Thổ Sơn, mỗi ngọn núi ở đây lại mang trong mình những câu chuyện truyền thuyết
cùng vẻ đẹp huyền bí khác nhau.

Để đi hết từ động Quan Âm
(Kim Sơn), Huyền Vi (Hỏa Sơn) đến động Âm Phủ, Hoa Nghiêm, Linh Nha, Huyền
Không, Vân Thông, Thiên Long, Thiên Phước Địa (Thủy Sơn)… bạn có thể sẽ mất
vài ngày. Tất cả tuy không đồ sộ, hoành tráng nhưng lại mang đến nhiều cung bậc
cảm xúc khác nhau nhờ vẻ đẹp linh thiêng, huyền ảo.

Lần theo những con đường
xuyên núi ở Ngũ Hành, du khách sẽ bất ngờ rẽ quặt vào một hang động hay ngôi
chùa nào đó. Tại Kim Sơn có chùa và động Quan Âm; Hỏa Sơn có chùa Linh Sơn và động
Huyền Vi, chùa và hang Phổ Đà Sơn; Thổ Sơn có chùa Long Hoa, Huệ Quang; Thủy
Sơn có chùa Tam Thai, Linh Ứng, Tam Tôn, Từ Tâm…

Các ngôi chùa ở đây hầu hết
đều có thế tựa lưng vào núi, tuy nằm không quá cao nhưng tĩnh mịch, linh thiêng.
Cùng với những làn gió mát dịu từ biển thổi vào và không gian xanh của núi non,
cây cối, du khách sẽ dễ dàng cảm nhận được một cõi bình yên, thanh thản.

Ngoài ra, nếu muốn thử cảm
giác mạo hiểm, bạn hãy trải nghiệm leo núi ở động Vân Thông hay thả từ đỉnh núi
xuống độ cao 25m.

Đèo Hải Vân

Đèo Hải Vân cách trung
tâm Đà Nẵng khoảng một giờ chạy xe máy. Đèo có chiều dài 21 km, với đỉnh cao nhất
là 496 m so với mực nước biển. Hải Vân có nghĩa là “biển mây”. Nơi
này từng được Jeremy Clarkson, dẫn show truyền hình thực tế Top Gear (Anh) nhận
xét là “một trong những cung đường ven biển đẹp nhất thế giới”.

Hiện có hai con đường qua
đèo Hải Vân: hầm đường bộ xuyên đèo Hải Vân (không dành cho xe máy) và đường
đèo Hải Vân.

Hầm đường bộ xuyên đèo Hải
Vân mở cửa hàng ngày, có thu phí. Thời gian đóng hầm là 3h đến 4h sáng mỗi ngày
để vệ sinh, sửa chữa, bảo trì các hạng mục đường hầm. Nếu đi theo đường hầm, du
khách sẽ không thể ngắm cảnh hay tham quan một số địa điểm nổi tiếng trên đèo Hải
Vân.

Đường đèo Hải Vân mở cửa
hàng ngày, miễn phí. Du khách nên chọn tuyến đường này nếu muốn trải nghiệm cảm
giác chinh phục đèo, ngắm cảnh thỏa thích. Du khách cần lưu ý phải giảm tốc độ
mỗi khi có sương phủ.

Dịp đầu năm, du khách có
thể chụp ảnh “săn mây” tại khúc cua nổi tiếng, đỉnh Hải Vân Quan, khu
vườn “trên mây” đối diện Hải Vân Quan, hoặc xuống làng Vân tắm biển.
Thời gian tham quan lý tưởng là bình minh hoặc hoàng hôn.

Rạn Nam Ô, Đà Nẵng

Nằm cách trung tâm khoảng
17 km, Rạn đá Nam Ô ở phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng. Cái tên
Nam Ô để chỉ là cửa ô phía Nam của nước Đại Việt từ 700 năm trước. Đây là nơi
cư dân đông đúc, chủ yếu hành nghề ngư lưới cụ. Nam Ô còn nổi tiếng với nghề
làm pháo và nước mắm truyền thống.

Đây là bãi đá dài có nhiều
hình thù kỳ lạ phủ đầy rêu xanh nằm bên bờ biển. Hoàng hôn và bình minh là hai
thời điểm nhiều người tìm đến ghềnh đá để có được những bức ảnh ưng ý. Ở vùng
này còn có đặc sản gỏi cá Nam Ô và nước mắm Nam Ô trứ danh được lưu truyền qua
nhiều thế hệ làng biển nơi đây.

Ghềnh Bàng, Đà Nẵng

Ghềnh Bàng là điểm đến nổi
tiếng trong giới du lịch bụi Đà Nẵng khoảng 3 năm nay. Nơi này nằm trên bán đảo
Sơn Trà, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 15 km, theo hướng đường Hoàng
Sa. Ghềnh Bàng cùng với mũi Súng, mũi Nghê, bãi cát Vàng, bãi đá Đen… đã tạo
nên những cảnh quan thiên nhiên cuốn hút du khách đến khám phá.

Tham Khảo Thêm:  Bỏ túi 10 cách trị rụng tóc từ thiên nhiên hiệu quả, dễ làm

Với đường với biển dài chừng
2 km, ghềnh Bàng có các bãi cát bằng phẳng, bãi đá lớn nhỏ nhô ra biển, những
bãi san hô… Du khách đến ghềnh Bàng thường chuẩn bị củi lửa, thức ăn nhẹ, nước
uống để cắm trại hoặc dã ngoại trong ngày.

Làng nghề Đà Nẵng

Cách trung tâm Đà Nẵng 14
km về phía Tây Nam, làng chiếu Cẩm Nê thuộc xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang. Nơi
đây từ lâu đã nổi tiếng với các loại chiếu hoa truyền thống, từng được hiện diện
ở nội triều vua nhà Nguyễn.

Làng nghề bánh tráng Túy
Loan tọa lạc ở xã Hòa Phong, huyện Hoàng Vang, cách trung tâm thành phố chừng
15 km. Ngôi làng trên 500 tuổi thích hợp cho hành trình khám phá lịch sử Đà Nẵng.
Làng nổi tiếng với nghề làm bánh tráng và mì Quảng.

Làng đá mỹ nghệ Non Nước
nằm ngay chân núi Ngũ Hành. Làng nghề truyền thống gần 400 năm tuổi nổi tiếng với
các sản phẩm mỹ nghệ bằng đá đẹp mắt và tinh xảo, được tạo nên bởi đôi bàn tay
điêu luyện của các nghệ nhân.

Hồ Hòa Trung, Đà Nẵng

Đây là hồ nhân tạo, cung
cấp nước sinh hoạt và trồng trọt cho người dân hai xã Hòa Liên và Hòa Sơn, quận
Liên Chiểu. Hồ được bao quanh bởi những đảo nổi, thích hợp với du khách ưa khám
phá, cắm trại, picnic. Bạn nên chuẩn bị đồ ăn và nước uống đầy đủ cho việc cắm
trại qua đêm bên hồ song cần lưu ý dọn dẹp, mang rác về nhà.

Hồ Hòa Trung cách trung
tâm thành phố Đà Nẵng 20 km, bạn đi xe máy đến đây mất khoảng 40 phút. Từ thành
phố chạy đường Âu Cơ (chợ Hòa Khánh) bạn men theo hướng Bà Nà, tìm về giáo xứ
Hòa Ninh. Rẽ tay trái thấy đường bê tông, và cứ đi hết đường này bạn sẽ nhìn thấy
con đường mòn chỉ rộng 30 cm bề ngang. Nếu gặp phải khó khăn khi tìm đường, hãy
hỏi người dân.

Khu du lịch sinh thái Đà nẵng

Những địa chỉ gợi ý là
Khu du lịch sinh thái xã Hòa Bắc, Khu du lịch sinh thái Lái Thiêu, Khu Sinh
Thái Suối Hoa, Khu Sinh Thái Suối Lương – Hai Van Park, Khu Du Lịch Hòa Phú
Thành, Khu Du Lịch Sinh Thái Ngầm Đôi, Công viên Suối khoáng nóng Núi Thần Tài,
Khu Du Lịch Khoáng Nóng Phước Nhơn… Đa số các khu sinh thái cung cấp dịch vụ
vui chơi, giải trí, ăn uống, lưu trú… và có thu phí vào cổng.

TRONG
THÀNH PHỐ

Những cây cầu ở Đà Nẵng

Đà Nẵng vốn được mệnh
danh là thành phố của những cây cầu ở Việt Nam. Cầu Rồng, cầu quay sông Hàn, cầu
Trần Thị Lý, cầu tình yêu là những điểm tham quan hút khách đến vãn cảnh,
check-in. Ngay gần cầu tình yêu là tượng cá chép hóa rồng.

Cầu tình yêu Đà Nẵng

Đặc biệt, cầu Rồng đông
khách hơn vào ba tối cuối tuần khi có màn trình diễn rồng phun nước, phun lửa.
Từ 9h tối, nhiều du khách và người dân tập trung ở trên cầu, hai bên bờ sông
Hàn hoặc các nhà cao tầng gần đó.

Các phương tiện lưu thông
hai đầu cầu được dừng lại trong 15 phút của show diễn. Du khách nên chọn hướng
đứng phù hợp, hoặc mặc áo mưa, che ô để tránh bị ướt khi xem màn trình diễn
phun nước.

Cầu Sông Hàn là cầu quay
đầu tiên của Việt Nam. Cầu sông Hàn có chiều dài 487,7 m rộng 12,9 m với 11 nhịp
trong đó có hai nhịp dây văng. Phần cầu nằm trên trụ giữa sông có thể quay 90 độ
song song theo phương dòng chảy để tàu lớn qua lại. Công trình còn là biểu tượng
của sự kết hợp, đồng thuận giữa chính quyền và nhân dân, do người dân Đà Nẵng
góp tiền xây dựng.

Cầu Thuận Phước là cầu
dây võng lớn nhất Việt Nam. Cầu có chiều dài 1.856 m, chiều rộng 18 m, có hai mố
ở hai đầu cầu và hai tháp trụ treo cáp cắm xuống lòng sông.

Cầu Trần Thị Lý mang tên
nữ anh hùng trong kháng chiến chống Mỹ quê ở Quảng Nam. Cầu nằm về phía nam cầu
Rồng, cách cầu Rồng khoảng 1,5 km. Trước đây có một cây cầu cũ cùng tên, song
đã được thay thế bởi cây cầu mới như hiện nay.

Tham Khảo Thêm:  Gội Đầu Dưỡng Sinh là Gì? Xu Hướng Chăm Sóc Sức Khỏe Trọn Vẹn

Biển Mỹ Khê, Đà Nẵng

Biển Mỹ Khê từng được tạp
chí Forbes (Mỹ) bình chọn là một trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh và
trong top 25 biển đẹp nhất châu Á năm 2021 của TripAdvisor. Bãi tắm trải dài
900 m trên đường Phạm Văn Đồng, thuộc quận Sơn Trà. Ngắm bình minh trên biển Mỹ
Khê, du khách có cơ hội tìm hiểu thêm về đời sống của ngư dân địa phương.

Cung Văn hóa Thiếu nhi
thành phố
, Đà Nẵng

Cung Văn hóa Thiếu nhi Đà
Nẵng là điểm check-in được lòng giới trẻ nhờ thiết kế dựa trên ý tưởng trò chơi
xếp hình Tangram. Công trình này đã nhận giải vàng Kiến trúc quốc gia 2016, do
Hội Kiến trúc sư Việt Nam trao tặng. Điểm đến này tọa lạc trên đường 2/9, quận
Hải Châu. Cung có 3 tầng gồm các khu đa chức năng, khu vui chơi, giải trí,
phòng học, thư viện, hội trường…

Bảo tàng Đà Nẵng

Bảo tàng Nghệ thuật Điêu
khắc Chăm tọa lạc ở số 2, đường 2/9, quận Hải Châu. Đây là bảo tàng duy nhất về
nền văn hóa Chăm, lưu giữ những di vật của Vương quốc Chăm Pa xưa. Bảo tàng mở
cửa từ 7h đến 17h hàng ngày, vé tham quan giá 60.000 đồng một lượt, có dịch vụ
thuyết minh tự động và xem thông tin hiện vật bằng ứng dụng, công nghệ scan 4D.

Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng
nằm ở số 78 Lê Duẩn, quận Hải Châu. Bảo tàng lưu giữ và trưng bày hơn 1000 tác
phẩm mỹ thuật hiện đại và các hiện vật mỹ thuật dân gian và sản phẩm thủ công mỹ
nghệ truyền thống. Thời gian mở cửa từ 8h đến 17h hàng ngày, giá vé 20.000 đồng
một lượt (giảm giá 50% với sinh viên).

Bảo tàng Phật giáo nằm
trong khuôn viên chùa Quan Thế Âm, ở 48 Sư Vạn Hạnh, quận Ngũ Hành Sơn. Đến
đây, du khách có thể chiêm ngưỡng hơn 200 hiện vật cổ về Phật Giáo. Bảo tàng mở
cửa từ 7h đến 17h hàng ngày, miễn phí tham quan.

Nhà thờ Chính tòa Đà Nẵng

Nhà thờ Tourane (thời
Pháp thuộc) hay còn gọi là nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu hoặc nhà thờ Chính tòa,
được khởi công từ tháng 2/1923 trên khoảng đất trống đường Rue du Musée (nay là
đường Trần Phú, Đà Nẵng) do linh mục Vallet thiết kế và chủ trì xây dựng. Người
dân địa phương hay gọi công trình bằng một cái tên gần gũi là nhà thờ Con Gà bởi
trên nóc nhà thờ có tượng con gà màu xám đặc trưng.

Chợ ở Đà Nẵng

Nằm trên đường Ông Ích
Khiêm ngay trung tâm thành phố, chợ Cồn là một trong những chợ lâu đời và lớn
nhất của thành phố biển. Chợ Cồn được coi là thiên đường ăn vặt với nhiều quán
hàng luôn đông khách, bán đồ ăn đa dạng, từ các món sáng, trưa, nhiều nhất là
ăn vặt xế chiều. Bánh bèo, bánh tráng cuốn thịt heo, mì Quảng, các loại ốc,
chè… đắt khách với giá từ 10.000 đồng. Ngoài món ăn, những đặc sản mua làm
quà cũng được bày bán nhiều như các loại mắm, mực rim me, chả bò, tré…

Chợ Hàn (năm bên sông Hàn, không phải chợ của người Hàn) nằm
ngay trung tâm thành phố, gần cầu quay sông Hàn, 4 mặt tiếp giáp với các con đường
Hùng Vương, Trần Phú, Trần Hưng Đạo và Bạch Đằng. Chợ có từ những năm 40 thế kỷ
trước nhưng với vị trí thuận lợi cả cho giao thông đường bộ và đường thủy mà
nơi này ngày càng phát triển và sầm uất.

Thành phố có rất nhiều chợ
hải sản nhưng hấp dẫn nhất vẫn là khu vực nằm dọc đường Võ Nguyên Giáp và các
phố ven biển của quận Sơn Trà, Đà Nẵng. Tại đây các gian hàng bày đủ các loại hải
sản vừa đánh bắt được, từ sò, ốc, ghẹ, cho đến cá, tôm, mực… rất tươi ngon.

Ngoài ra, Đà Nẵng còn có
những khu chợ đêm tấp nập như chợ đêm Helio (Đường 2/9, Hải Châu), chợ đêm Sơn
Trà (đường Lý Nam Đế giao với Mai Hắc Đế, Sơn Trà), chợ đêm Thanh Khê Tây (đường
Yên Khê 1, quận Thanh Khê), chợ đêm Lê Duẩn (kiệt 144 Lê Duẩn, Hải Châu), chợ
đêm Hòa Khánh (đường Nguyễn Cảnh Chân). Đây đều là thiên đường mua sắm, ăn uống
sôi động về đêm với cả người dân và du khách.

Related Posts

23 Sản phẩm dưỡng tóc khô xơ hiệu quả được ưa chuộng nhất hiện nay

Flokët e thatë dhe të dredhur i bëjnë femrat të trishtuara dhe mungesën e vetëbesimit. Për të zgjidhur këtë situatë, duhet të përdorni produkte për flokë të…

Tóc khô xơ do đâu? Mẹo phục hồi tóc khô xơ tại nhà

Të gjithë duan të kenë flokë me shkëlqim dhe të butë. Megjithatë, shumë faktorë bëjnë që flokët tuaj gradualisht të thahen, të ndahen majat dhe madje të…

Mẹo giúp da đầu sạch gàu

1. Giấm táo Một ngày ra đường, khói bụi mồ hôi tích tụ trên da đầu gây bẩn và ngứa. Các sản phẩm dưỡng ẩm, chống nắng…

Top 6 mẹo giúp da đầu sạch gàu giảm ngứa mà bạn cần biết

Mẹo giúp da đầu sạch gàu giảm ngứa không phải ai cũng biết. Gàu là nỗi ám ảnh của mọi mái tóc khi hè về. Tuy nhiên,…

Mặt tròn nên để tóc gì? Xem ngay kiểu tóc đẹp cho nữ mặt tròn

Mặt tròn nên để kiểu tóc gì? Khuôn mặt tròn có rất nhiều ưu điểm, đặc biệt là giúp bạn thoải mái lựa chọn và thay đổi…

Tóc sâu ngứa là gì: nguyên nhân và cách khắc phục?

Không phải ai cũng may mắn có được mái tóc khỏe đẹp như vậy. Sự xuất hiện của những nốt thâm ngứa không chỉ ảnh hưởng đến…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *